Bệnh Tổ Đỉa: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thuốc Chữa Trị Tại Nhà

Bệnh tổ đỉa - căn bệnh da liễu phổ biến, không những gây cảm giác khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ đối với người đối diện. Vì vậy việc tìm hiểu về các triệu chứng, khả năng lây lan và cách chữa trị căn bệnh này là điều cực kỳ quan trọng.

Tổ đỉa là gì?


Hình ảnh bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một trong những dạng viêm da hay còn có tên gọi khác bệnh Eczema tổ đỉa hay bệnh chàm tổ đỉa. Bệnh thường xuất hiện khá đột ngột với các triệu chứng điển hình như các mụn nước có dịch nằm sâu bên trong.

Người bị eczema tổ đỉa thường cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Căn bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe nhưng nó lại là nỗi sợ hãi ám ảnh của nhiều người bởi mất thẩm mỹ, dai dẳng khó điều trị và rất dễ tái phát. Bệnh chàm tổ đỉa thường khiến cho mọi người có tâm lý né tránh do sợ bị lây nhiễm.

Các triệu chứng của bệnh thường chỉ xuất hiện ở bàn tay, bàn chân hoặc rìa các ngón chân. Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải bệnh lý này không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc bệnh nhất đó chính là những người có cơ địa nhạy cảm, có tiền sử bị dị ứng. Hoặc những người thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, kim loại và dầu mỡ…

 Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh tổ đỉa bệnh học thì bệnh không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Bởi bệnh không phải do vi khuẩn hoặc virus mà chủ yếu là do cơ địa dị ứng hoặc tiếp xúc với hóa chất.

Các dạng bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là căn bệnh chỉ xuất hiện ở bàn chân hoặc bàn tay của người bệnh. Vì vậy, tổ đỉa được phân chia thành 2 loại đó chính là tổ đỉa bàn tay và tổ đỉa bàn chân.

Bệnh tổ đỉa bàn tay

Hình ảnh tổ đỉa ở bàn tay

Hình ảnh tổ đỉa ở bàn tay

Tổ đỉa bàn tay là một đặc thể của bệnh chàm với các biểu hiện chính là các mụn nước màu trắng ở lòng bàn tay, rìa ngón tay. Bệnh thường phát triển đột ngột, kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần gây trở ngại trong quá trình điều trị.

Những mụn nước xuất hiện ở bàn tay thường nằm sâu ở vùng thượng bì và tập trung thành từng chùm, làm da nổi lên. Khi sờ vào có cảm giác sợ rất chắc chắn và khó vỡ.

Cũng có nhiều trường hợp bị tổ đỉa ở tay những mụn nước này sẽ kết nối lại với nhau tạo thành những bọng nước lớn. Những mụn nước này sẽ không tự vỡ mà chúng xẹp dần sau đó chuyển sang màu hơi ngả càng.

Khi bong ra sẽ để lộ thành các hình tròn hoặc đa cung với những viền vảy xung quanh. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như ngứa tăng lên và có nhiều mồ hôi tay. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh tổ đỉa ở bàn tay hay lòng bàn tay sẽ kéo dài từ 2-4 tuần sau đó tự bong vảy, lành. Tuy nhiên, sau đó chúng lại tiếp tục tái phát khi có điều kiện thích hợp.

Tổ đỉa ở tay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

  • Người bệnh tiếp xúc với các hóa chất, nước bẩn.
  • Dị ứng với nấm kẽ tay.
  • Dị ứng với các hóa chất trong công nghiệp hoặc trong sinh hoạt thường ngày.
  • Thường xuyên làm việc trong môi trường nóng ẩm.
  • Tăng tiết mồ hôi ở tay để gây rối loạn thần kinh giao cảm.

Bệnh tổ đỉa bàn chân

Hình ảnh tổ đỉa ở chân

Hình ảnh tổ đỉa ở chân

Tổ đỉa ở bàn chân cũng là một trong những dạng thường gặp của bệnh tổ đỉa. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa ngáy dữ dội kèm theo đó là hiện tượng nóng rát ở chân và lòng bàn chân. Sau một thời gian trên bề mặt da sẽ xuất hiện các mụn nước li ti có chứa dịch lỏng hoặc nước. Đối với một số trường hợp nghiêm trọng hơn thì những mụn nước này có kích thước lớn và lan ra cả mu bàn chân.

Khi bị chàm tổ đỉa ở chân các mụn nước này có thể vỡ và gây nhiễm trùng da nếu như không vệ sinh chăm sóc đúng cách. Dấu hiệu viêm nhiễm bao gồm các mụn mọc lên, vỡ ra, chảy mủ và được bao phủ bởi một lớp vảy màu vàng nhạt.

Bệnh tổ đỉa ở chân cần phải có nhiều thời gian mới điều trị hiệu quả. Bởi chân là bộ phận cơ thể phải cử động nhiều gây áp lực lên bàn chân và lòng bàn chân. Nếu như không có biện pháp dưỡng ẩm, chăm sóc đúng cách thì chân có thể bị khô, nứt nẻ, bong tróc càng khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân gây tổ đỉa ở bàn chân cũng có rất nhiều như: Do nhiễm nấm da, phản ứng dị ứng, do căng thẳng, mệt mỏi, stress hoặc cũng có thể do người bệnh sử dụng các thực phẩm không phù hợp…

Triệu chứng bệnh tổ đỉa

Nhận biết các triệu chứng tổ đỉa là cách giúp người bệnh sớm phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời, dứt điểm, tránh gặp phải những biến chứng khó lường. Chúng ta có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng thường gặp và theo từng giai đoạn phát triển của bệnh. Các triệu chứng điển hình nhất như:

Chỉ xuất hiện ở chân và tay

Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất để có thể nhận biết bệnh một cách đơn giản, nhanh chóng. Bệnh này chỉ xảy ra ở chân và tay mà không phải là những vị trí khác trên cơ thể. Nghĩa là nếu người bệnh thấy chân, tay của mình có biểu hiện ngứa ngáy, kèm theo đó là các mụn nước thì khả năng cao đã bị tổ đỉa

Xuất hiện mụn nước

 Đối với tổ đỉa thì mụn nước sẽ có những đặc điểm sau đây:

  • Mụn nước do tổ đỉa gây nên thường có màu ngà càng, đường kính khoảng từ 3mm trở xuống. Mụn nước li ti và xuất hiện thành từng bãi, từng mảng ở trên đầu và hai rìa ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân…
  • Những mụn nước này thường có màu đục và nằm sâu dưới lớp thượng bì. Khi sờ vào sẽ thấy cứng và chắc. Chúng nổi cộm trên bề mặt da không dễ vỡ.
  • Mụn nước gây ngứa rát, cảm giác này sẽ tăng lên khi người bệnh tiếp xúc với các hóa chất, xà phòng hay những chất dễ gây dị ứng.
  • Trong một số trường hợp nặng hơn thì bệnh còn có thể gây nên những bọng nước trong lòng bàn tay và kèm theo đó là bạch huyết.

Da khô dày, có hiện tượng bong tróc

Nếu các triệu chứng của tổ đỉa kéo dài mà không có bất cứ biện pháp can thiệp nào thì những dấu hiệu sẽ tăng lên. Lúc này các mụn nước sẽ tự vỡ hoặc do tác động bên ngoài. Mụn bắt đầu khô dẫn tới một lớp sừng nhám, dày, màu vàng đục bao lấy và rất ngứa ngáy.

Ngứa rát

Đây cũng là một trong những triệu chứng mà người bệnh thường gặp phải khi bị tổ đỉa. Những cơn ngứa sẽ âm ỉ và dữ dội hơn vào buổi tối, tuy nhiên mức độ nặng nhẹ sẽ phụ thuộc vào tình trạng cũng như cơ địa của người bệnh.

Có hiện tượng nhiễm trùng và lở loét

Nếu như người mắc phải căn bệnh này nhưng lại không có biện pháp điều trị hoặc chăm sóc đúng cách thì có thể gây nên hiện nhiễm trùng. Khi vùng da bị viêm nhiễm nặng thì cơ thể sẽ tự động tiết ra bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn gây hại vì vậy mà người bệnh sẽ có hiện tượng nổi hạch và sốt cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết bệnh thông qua triệu chứng của từng giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi phát thường có triệu chứng đỏ da, kèm theo đó là cảm giác rất ngứa ngáy và khó chịu. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy những sẩn tròn lấm tấm như hạt gạo đây chính là dấu hiệu cho thấy bệnh tổ đỉa đang dần hình hành và phát triển.
  • Giai đoạn xuất hiện mụn nước, mụn nổi thành từng đám gây mất thẩm mỹ. Nếu như người bệnh gãi hoặc lỡ tay chạm vào sẽ rất đau gây ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
  • Giai đoạn lên da non, tuy nhiên da sẽ bóng nhẵn không giống như bình thường.
  • Giai đoạn liken hóa, đây là giai đoạn cuối cùng, các triệu chứng lúc này cũng biểu hiện rõ ràng và bị tổn thương nên càng sẫm màu. Nếu như quan sát bằng mắt thường sẽ thấy các sẩn dẹt như bệnh liken.

Nguyên nhân gây tổ đỉa là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy thì bệnh xảy ra thường có liên quan đến một số yếu tố sau:

Cơ địa bị dị ứng: Có thể thấy tổ đỉa thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Theo các khảo sát cho thấy có trên 50% trường hợp bị tổ đỉa thường có tiền sử mắc các bệnh dị ứng cơ địa, da nhạy cảm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, mề đay...

Phản ứng dị ứng: Nếu như người bệnh chạm tay hoặc chân phải những tác nhân gây dị ứng đặc biệt la chất tẩy rửa, niken, hóa chất gia dụng, xà phòng, dầu gội đầu thì đều có thể bị tổ đỉa. Và đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị tổ đỉa.

Do di truyền: Bệnh tổ đỉa cũng có thể do di truyền. Những người thân có bố, mẹ trong gia đình mắc phải căn bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với người bình thường.

Căng thẳng, mệt mỏi áp lực công việc; Mặc dù không có thông tin chính xác rằng căng thẳng, mệt mỏi có thể gây nên bệnh lý này. Tuy nhiên, bệnh lại có xu hướng xảy ra ở những người gặp các vấn đề về cảm xúc tâm lý…

Đổ nhiều mồ hôi chân, tay: Điều này thường xảy ra phổ biến vào mùa hè hoặc có khi những người bệnh sống ở các khu vực có khí hậu nóng ẩm. Khi bị đổ mồ hôi chân và tay nhiều sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân từ bên ngoài tấn công và xâm nhập vào bên trong gây bệnh.

Sử dụng các thực phẩm không phù hợp: Những loại thực phẩm như cá, nghêu, rau, cá, sữa, nội tạng thực vật, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt thường có chứa nhiều coban. Vì vậy, nếu như ai có cơ địa dễ bị dị ứng khi ăn các thực phẩm trên sẽ khiến cho tổ đỉa có điều kiện thuận lợi để khởi phát bệnh.

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Nếu như xét trên góc độ tổ đỉa bệnh học thì đây là một trong những căn bệnh da liễu không thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Bệnh không có tác nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn mà do cơ địa dị ứng và có liên quan đến cơ địa, hệ miễn dịch của mỗi người.

Tuy nhiên, bệnh này có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Trong trường hợp các thành viên trong gia đình cũng bị tổ đỉa thì là do gen di truyền chứ không hề liên quan đến tiếp xúc hay lây nhiễm.

Tổ đỉa tuy không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại có thể lan rộng ra các vùng bên cạnh nếu như không điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy bạn nên đi thăm khám ngay khi nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh để tránh phải đối mặt với những hậu quả nguy hiểm.

Tổ đỉa có nguy hiểm không?

Tổ đỉa không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng tới tâm lý ngại giao tiếp mà còn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

Tăng nguy cơ bội nhiễm da: Phản ứng da, gãi tự nhiên của người bệnh sẽ khiến cho các đám mụn trên da bị vỡ và trầy xước, nhiễm khuẩn, xuất hiện đám tổ đỉa ngày có nguy cơ bị bội nhiễm dẫn tới các tổn thương, mụn mủ không thể điều trị dứt điểm, khó lành hoặc có thể gây viêm hạch bạch huyết… Nếu vùng da bị tổ đỉa có tình trạng bội nhiễm người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả khó lường.

Gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng tới tâm lý: Nếu như bệnh tổ đỉa phát triển nhiều lần sẽ khiến cho da ngày càng dày lên, sần sùi và đổi màu, bong tróc. Điều này gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến cho người bệnh cảm thấy thiếu tự tin, ngại gặp gỡ và giao tiếp với mọi người. 

Bệnh tái phát dai dẳng làm giảm chất lượng cuộc sống: Tổ đỉa còn có nguy cơ tái phát đột ngột, triến triển dai dẳng theo từng chu kỳ. Tái phát lần sau thường nặng hơn và khó điều trị hơn lần trước, đồng thời dễ biến chứng thành mạn tính, khó có thể điều trị dứt điểm.

Điều trị bệnh tổ đỉa

Về nguyên tắc điều trị tổ đỉa ở tay hay chân, đầu tiên người bệnh cần phải tránh tất cả các yếu tố có thể gây bệnh, đặc biệt là môi trường ô nhiễm kim loại. Việc điều trị cần phải dựa theo mức độ của bệnh cũng như các triệu chứng và nhu cầu của người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh mà bạn có thể áp dụng như:

1, Thuốc điều trị tổ đỉa

Có rất nhiều loại thuốc trị tổ đỉa được áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao cũng như tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm trước tiên người bệnh cần phải đi thăm khám sau đó bác sĩ xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh sau đó mới đưa được ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Một số loại thuốc điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay đó chính là:

Thuốc chữa tổ đỉa giai đoạn cấp tính

Đây là giai đoạn bệnh mới khởi phát vì vậy các loại thuốc được sử dụng trong thời điểm này chủ yếu là bôi ngoài da để làm dịu đi những cơn ngứa và xẹp các mụn nước. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc như nước muối sinh lý, thuốc tím, Rivanol 1%, Jarish, nước muối sinh lý, xanh metylen 1%...

Ngoài ra, trong một số trường hợp nặng hơn thì bác sĩ cũng có thể kê thêm các kháng sinh đường uống có chứa histamine, corticoid liều thấp với mục đích chống bội nhiễm, chống viêm, ngăn không cho bệnh phát triển nặng hơn.

Thuốc chữa tổ đỉa giai đoạn bán cấp

Giai đoạn này các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu nặng hơn. Chính vì vậy bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như hồ Tetrapred dạng bôi. Thuốc này được sử dụng để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa, đang nổi các mụn nước sắp vỡ với mục đích khoang ngăn chặn không cho vùng tổn thương lan rộng cũng như giảm tình trạng sưng đỏ.

Thuốc trị bệnh tổ đỉa giai đoạn mãn tính

Nếu như bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính nghĩa là các triệu chứng của bệnh trở nên nặng hơn. Giai đoạn này bệnh thường dễ tái phát hơn, dai dẳng và rất khó có thể trị dứt điểm. Vì vậy, để ngăn chặn các cơn ngứa, đau nhức thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc có mức độ cao hơn tăng lên cả về số lượng cũng như liều lượng.

Ngoài ra, người bệnh ngoài việc uống thuốc sẽ kết hợp sử dụng các loại kem bôi như thuốc ức chế miễn dịch Lifedovate, Umovate, Dermovate, Flucinar, kem làm mềm da Physiogel, cetaphyl… để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

                                                     

Những loại thuốc tây sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh với hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì thuốc cũng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Tiềm ẩn của thuốc lớn nhất đó chính là gây hại cho da, làm ảnh hưởng tới chức năng của gan thận. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn và theo đúng hướng dẫn chỉ định.

Ngoài việc sử dụng thuốc, trong y học hiện đại còn có rất nhiều biện pháp khác như bắn tia UV hoặc sử dụng phương pháp quang trị liệu. Tuy nhiên, nếu như áp dụng các phương pháp này thường có chi phí khá cao, nên không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện đồng thời chúng cũng tiềm ẩn những rủi ro về tổn thương da.

                                                     

2, Chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y

Theo Đông y, tổ đỉa là một dạng viêm nhiễm mãn tính ngoài da. Bệnh được chia thành hai thể:

  • Nga chưởng phong: Tình trạng mụn nước nổi nhiều ở bàn tay.
  • Thấp cước khí: Tình trạng mụn nước nổi nhiều ở bàn chân.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh tổ đỉa là do cơ thể bị xâm nhập với các yếu tố độc tà, nhiệt tà, phong, thấp kết tụ lại ở bì phu dẫn tới nổi nhiều mụn nước, ngứa ngáy, lở loét, nhiễm trùng.

Để điều trị căn bệnh này, Đông y chú trọng giải quyết căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể để làm thuyên giảm các triệu chứng tổ đỉa. Những bài thuốc điều trị sử dụng các vị thuốc có tính thanh nhiệt, trừ thấp, khu phong, giải độc để loại bỏ tình trạng ngứa, nổi mụn, viêm nhiễm.

3, Cách chữa tổ đỉa tại nhà

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc tây điều trị bệnh thì bạn cũng có thể chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian vô cùng đơn giản. 

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt

Một số nghiên cứu cho thấy trong lá lốt có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, giảm đau. Y học cổ truyền cũng từ lâu đã xem là lốt như một vị thuốc dùng chữa bệnh.

Lá lốt có vị cay, tính ấm, giúp ôn trùng, trừ hàn nên dùng trong điều trị các bệnh xương khớp và các chứng ngứa ngáy do một số bệnh da liễu gây nên. Do đó, những ai đang bị tổ đỉa có thể dùng lá lốt để trị bệnh.

Bạn có thể sử dụng lá lốt trị bệnh tổ đỉa theo nhiều cách như sau:

  • Ăn trực tiếp lá lốt: cách chữa bệnh này rất đơn giản bạn sử dụng lá lốt để chế biến các món ăn hàng ngày như canh lá lốt nấu thịt bằm, chả lá lốt, lá lốt nước, thịt cuộn lá lốt. Nếu như sử dụng lá lốt trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp kích thích vị giác vừa có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng bệnh từ bên trong cơ thể.
  • Uống nước lá lốt: Bạn chuẩn bị lá lốt mang rửa sạch sau đó vò nát vắt lấy nước cốt dùng để uống. Bạn cũng có thể pha thêm với nước ấm cho dễ uống, nên uống muỗi ngày cho tới khi bệnh được chữa khỏi.
  • Ngâm vùng da bị tổ đỉa với lá lốt: Bạn rửa sạch lá lốt mang đi nấu nước đun trong khoảng 20 phút. Sau đó bỏ phần bã chắt lấy nước ra rát dùng khăn sạch thâm nước vệ sinh vùng da bị tổ đỉa. Với cách thực hiện này bạn nên áp dụng mỗi ngày 3-4 lần như vậy mới mang lại hiệu quả cao.

Chữa tổ đỉa bằng muối

Dùng muối ăn là một trong những mẹo chữa bệnh tổ đỉa được sử dụng phổ biến và hiệu quả

Dùng muối ăn là một trong những mẹo chữa bệnh tổ đỉa được sử dụng phổ biến và hiệu quả

Dùng muối ăn là một trong những mẹo chữa bệnh tổ đỉa được sử dụng phổ biến và hiệu quả. Muối chứa các thành phần natri-clorua và các khoáng chất vi lượng có tác dụng sát trùng, kháng viêm.

Sau đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉa từ muối ăn được sử dụng phổ biến:

  • Dùng muối rang đắp lên da

Sử dụng một lượng nhỏ muối thô đem rang đều trong khoảng 5 phút. Đợi một lúc để muối bớt nóng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh, dùng băng hoặc miếng vải để buộc cố định phần muối. Sau khoảng 20-30 phút gỡ ra rồi rửa sạch, áp dụng 2 lần/ngày sẽ giúp vùng da bị tổn thương được sát trùng, hạn chế lây lan sang khu vực khác.

  • Dùng muối kết hợp với rau răm

Chữa tổ đỉa bằng rau răm kết hợp cùng muối ăn cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo y học cổ truyền, rau răm có tính ấm, vị cay có thể dùng để chữa các bệnh ngoài da như tổ đỉa, hắc lào, ghẻ lở… Rau răm chứa các thành phần hóa học gồm decanal, dodecanal, decanol và các sesquiterpene có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt các loại vi khuẩn xâm nhập vùng da. Sử dụng rau răm có thể giúp cải thiện các tình trạng ngứa rát, mụn nước, đồng thời làm lành vết thương do bệnh.

Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị một nhúm rau răm (khoảng 5g) rửa sạch để ráo nước và 2 thìa muối ăn. Giã nát rau răm cho đều và nhuyễn, sau đó sắc đặc hỗn hợp này với muối ăn. Hỗn hợp sau khi sắc đem bôi lên các tổn thương, lưu lại trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Áp dụng 2 lần/ngày sẽ cực kỳ hiệu quả.

Dùng lá khế trị tổ đỉa

Dùng lá khế để chữa bệnh là một trong những cách khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà và kết hợp song song cùng với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Cách chữa này không mới dân gian đã sử dụng từ rất lâu.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá kết có kháng thể histamine nên có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngoài da. Không chỉ vậy, lá khế còn có tác dụng tích cự trong việc cải thiện các tổn thương, kích thích hỗ trợ lành da, làm sạch da giúp cho vùng da bị tổn thương nhanh chóng phục hồi.

Không chỉ vậy, lá khế còn có tính mát, tính bình và ôn sinh. Tác dụng chính của lá khế đó chính là tân dịch, giúp giải khát và hỗ trợ lợi tiểu. Với những tác dụng trên nên lá khế từ lâu đã được sử dụng như một biện pháp chữa bệnh ngoài da trong đó có tổ đỉa.

Để áp dụng bài thuốc này bạn thực hiện như sau:

Chuẩn bị lá khế tươi sau đó ngâm lá khế với muối, rửa sạch để ráo nước. Sau đó mang lá khế vò nát cho vào nồi đun sôi với nước sạch. Trong khi đun nên cho thêm một chút muối hạt và tiếp tục đun trong khoảng 10 -15 phút.

Khi nước đã sôi bạn tắt bếp chờ cho nước nguội sau đó ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Bạn nên thực hiện mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài cách vệ sinh trên bạn cũng có thể sử dụng lá khế để đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Bạn mang lá khế giã nát sau đó dùng cho lá lên vùng da bị tổ đỉa, quấn băng gạc lại. Bạn để nguyên trong vòng 1h sau đó rửa lại bằng nước sạch. Có thể thực hiện ngày 1 lần mỗi tuần thực hiện khoảng 2-3 ngày.

Dùng lá trầu không trị bệnh tổ đỉa

Cách dùng lá trầu không trị bệnh tổ đỉa

Cách dùng lá trầu không trị bệnh tổ đỉa

Dùng lá trầu không để trị tổ đỉa là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn vì dễ áp dụng mà có thể thực hiện tại nhà. Bạn có thể tham khảo và áp dụng những cách sau:

Bạn có thể sử dụng lá trầu không kết hợp với phèn chua và muối biển. Bạn mang lá trầu không đun với muối biển, phèn chua cho đến khi chúng hòa tan. Sử dụng nước vừa đun được để bôi lên vùng da bị tổ đỉa.

Khi áp dụng bài thuốc này lá trầu không sẽ giúp cho người bệnh giảm nhanh các cơn ngứa và một số triệu chứng ngoài da khác. Đồng thời, vì sử dụng hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn, lành tính không có tác dụng phụ.

Tuy nhiên, tác dụng, hiệu quả của bài thuốc này còn phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa của từng người. Việc sử dụng lá trầu không ở dạng ngâm rửa bên ngoài thường không mang lại kết quả cao mà chỉ có tác dụng làm nhẹ các triệu chứng.

Chế độ ăn uống cho người bị tổ đỉa

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có một số thực phẩm giúp mang lại lợi ích cho quá trình điều trị nhưng cũng có những đồ ăn khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, để giảm các cơn ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn nước thì người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm sau đây:

Bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì?

Nhộng tằm: Nhộng tằm chứa lượng chất khoáng cũng như vitamin rất dồi dào. Đây là một nguồn dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe vì chúng có lượng đạm cao, tính không độc và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia lại đưa ra khuyến cáo đối với người bị tổ đỉa không nên ăn thực phẩm này. Bởi nhộng tằm là loại côn trùng rất dễ gây dị ứng, kích ứng da. Việc sử dụng không đúng sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng hơn.

Thực phẩm có mùi tanh: Không chỉ riêng tổ đỉa mà các căn bệnh có liên quan đến da liễu cũng cần phải tránh xa các thực phẩm có mùi tanh như tôm, cua, cá… Nguyên nhân là chúng có chứa chất đạm cao, nhiều protein lạ khi đưa vào cơ thể sẽ gây nên những phản ứng mạnh mẽ. Đây chính là một trong những tác nhân gây dị ứng ở những người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy, để giảm thiểu tình trạng bệnh chuyển biến nặng thì người bị bệnh tổ đỉa nên loại những thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Da gà: Có thể nói da gà là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người. Bởi chúng vừa dai, vừa giòn nên không tạo cảm giác chán ngấy. Thế nhưng những ai đang bị tổ đỉa thì không nên ăn bởi thực phẩm này cũng làm gia tăng nguy cơ gây dị ứng khiến da mẩn đỏ và phát ban.

Thịt chó: Để có thể chữa trị tổ đỉa nhanh chóng, hiệu quả ngăn chặn bệnh tái phát thì người bệnh cũng cần phải hạn chế ăn thịt chó. Nguyên nhân là do thịt chó chứa hàm lượng chất đạm cao, có tính nóng vì vậy sẽ thúc đẩy quá trình dị ứng gây nên những cơn ngứa ngáy khó chịu.

Cua đồng: Cua đồng tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng đây lại là món ăn mà người bị tổ đỉa không nên lựa chọn. Bởi cua sống dưới đất, đầm lầy nên khả năng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật khá cao. Do vậy, nếu như sử dụng chúng sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng và gây dị ứng.

Gia vị cay nóng: Những loại gia vị này sẽ kích thích mọi người ăn ngon miệng hơn nhưng nó không phải là sự lựa chọn tốt cho người bị tổ đỉa. Một số gia vị như ớt, tiêu, gừng có tính nóng nên khi sử dụng sẽ khiến cho cơ thể bốc hỏa, khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Người bị tổ đỉa nên ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Kẽm là loại chất rất tốt cho sức khỏe con người, giúp nâng cao hiệu quả hệ thống miễn dịch. Không chỉ vậy, nếu như cơ thể được bổ sung kẽm đầy đủ còn giúp cơ thể tránh được nhiều các loại bệnh giúp cải thiện sức khỏe, mắt sáng, cơ bắp rắn chắc hơn.

Đối với những người bị tổ đỉa, kẽm sẽ giúp cho vùng da hồi phục nhanh chóng hơn thông qua việc tái tạo các tế bào mới. Không chỉ vậy, kẽm còn thúc đẩy quá trình sản xuất protein. Những thực phẩm giàu chất kẽm mà người bệnh nên ăn như thịt bò, thịt gà, gạo nâu hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch…

Các loại rau củ quả: người bệnh cũng nên bổ sung các loại rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày của mình. Trong các loại rau củ quả thường có nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E, các chất xơ, nước chất chống oxy hóa và một số thành phần khác nên rất tốt cho người bệnh để tăng cường sức đề kháng và phục hồi các tổn thương trên da.

Uống đủ nước: Thiếu nước sẽ khiến cho da bong tróc, dễ gây ngứa, dễ bị khô khiến cho phản ứng sưng viêm có thể xảy ra. Để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động một cách tốt nhất cần chú ý cung cấp cho cơ thể khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Thực phẩm chứa men tiêu hóa: Những thực phẩm giàu men tiêu hóa thường được các chuyên gia khuyên nên bổ sung cho người mắc tổ đỉa và một số vấn đề ngoài da khác. Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm chứa men tiêu hóa qua một số thực phẩm như súp miso, một số loại pho mát lên men, sữa chua không đường.

Hy vọng, với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tổ đỉa. Bạn nên nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị để nhanh chóng chấm dứt các cơn ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức và tư vấn
    Bài viết mới nhất
    Sản phẩm ưa chuộng

    Kết nối với chúng tôi

    CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ĐỒNG BẰNG

     Trụ sở: Số 3 ngõ 392 phố Phạm Văn Đồng, Phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương.
     VPGD: 216 Nguyễn Văn Linh, Phường Thanh Bình, Thành Phố Hải Dương.
    Mã số thuế: 0801206771.
    Điện thoại:  0901 599 900 -  Fax: 0801206771
    Email: duocdongbang@gmail.com